Bạn có biết khóa cáp là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào và có công dụng gì trong đời sống? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, hãy cùng tham khảo nhé!
Khóa cáp là gì?
Khóa cáp còn được gọi là ốc siết cáp, cóc cáp. Đây là sản phẩm sử dụng với chức năng xiết đầu cáp thép, tạo vòng khuyên cho sợi cáp. Đây được xem là dụng cụ hữu ích đối giúp giữ mối liên kết chặt chẽ giữa những sợi cáp với nhau, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Cấu tạo của khóa cáp
Khóa cáp được cấu tạo gồm 3 phần chính:
Phần đầu khóa: có 2 lỗ tròn hình trụ. Đây là phần tiếp giáp để kết nối thân khóa và 2 con bu lông. Nhờ đó mà ốc siết cáp trở thành một thể thống nhất, chắc chắn. Chổ tiếp xúc với cáp là phần uốn lượn theo hình chữ U được bo tròn.
Phần thân khóa: là thanh trụ uốn theo hình chữ U. Hai đầu thanh chữ U được thiết kế để vừa khít phần đầu khóa cáo. Thân chữ U được thiết kế bo tròn. Hai đầu của thân khóa được tiện ren để vặn 2 con bu lông vào.
Hai con bu lông: là bộ phận dùng để vặn vào 2 phần đầu của thân khóa chữ U bằng các bước ren vặn
Phần thân khóa chữ U về căn bản là một thanh hình trụ lượn theo hình chữ U. Hai đầu thanh chữ U này được thiết kế để vừa khít vào phần đầu khóa cáp. Phần thân khóa chữ U được thiết kế bo tròn. Vì vậy khi tiếp xúc với cáp, thân khóa sẽ không gây hư tổn cho cáp, cấn đứt cáp trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hai đầu của thân khóa còn có phần ren để vặn hai con bu long vào.
2 chiếc ê cu (đai ốc) sẽ được xiết vào thân khóa cáp, từ đó ép đầu khóa cáp lại, lực này sinh ra sẽ ép cáp thép và giữa liên kết được cố – định.
Công dụng của khóa cáp
- Thi công công trình sử dụng cáp thép
- Thi công công trình cầu treo
- Sử dụng để giằng buộc hàng hóa hạng nặng
- Liên kết giằng cột điện, cột thu phát sóng viễn thông
- Ứng dụng trong công trình lan can đường bộ
Vật liệu sản xuất ốc siết cáp
Hiện nay, trên thị trường, khóa cáp chủ yếu được làm từ chất liệu Inox (hay còn gọi là thép không gỉ). Đây được coi là chất liệu có khả năng chịu lực cũng như tính năng chống ăn mòn cao khi tiếp xúc với môi trường hóa học.. Bề ngoài luôn sáng bóng cũng là một điểm cộng của chất liệu này. Những loại Inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường là Inox 201, Inox 304 và Inox 316.